I. Hoàn cảnh lịch sử Triều Tiên dẫn đến cuộc chiến:
Triều Tiên thuộc Nhật (1910–1945)
Khi Chiến tranh Nga-Nhật kết thúc năm 1905, Triều Tiên trở thành một nước bị bảo hộ của Nhật, và được sáp nhập vào Nhật năm 1910. Vua Cao Tông bị phế truất. Trong các thế kỷ tiếp theo, các nhóm chủ nghĩa dân tộc và cực đoan đã nổi lên, đa số là người lưu vong, vì muốn đấu tranh giành độc lập. Khác biệt trong quan điểm và cách tiếp cận của họ, những nhóm này đã thất bại trong việc đoàn kết trong một phong trào quốc gia. Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc tại Trung Quốc đã không nhận được sự công nhận rộng rãi.
Vào tháng 11 năm 1943, Franklin Roosevelt, Winston Churchill và Tưởng Giới Thạch gặp nhau tại Hội nghị Cairo để bàn xem nên làm gì với những thuộc địa của Nhật Bản, và đồng ý rằng Nhật Bản nên bị thu hồi hết những vùng lãnh thổ mà họ đã chinh phục được bằng vũ lực. Trong phán quyết sau hội nghị này, Triều Tiên được nhắc đến lần đầu tiên. Ba người tuyên bố rằng họ "chú ý tới việc người Triều Tiên bị nô lệ hóa, ... quyết định vào thời điểm thích hợp Triều Tiên nên được tự do và độc lập”. Roosevelt đã đưa ra ý tưởng về việc quản lý Triều Tiên, nhưng không đạt được thỏa thuận với những người còn lại. Roosevelt nêu lên ý tưởng này với Joseph Stalin tại Hội nghị Tehran vào tháng 11 năm 1943 và Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945. Stalin không phản đối, nhưng cho rằng khoảng thời gian quản lý nên ngắn.
Tại Hội nghị Tehran và Hội nghị Yalta, Liên Xô hứa sẽ tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương trong hai đến ba tháng sau Ngày Chiến thắng ở châu Âu.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1945, ba tháng sau kết thúc cuộc chiến tại châu Âu, và hai ngày sau khi bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản. Quân Liên Xô phát triển nhanh chóng, và chính phủ Mỹ trở nên lo lắng họ sẽ chiếm toàn bộ Triều Tiên.
Vào ngày 10 tháng 8 năm 1945 hai sĩ quan trẻ – Dean Rusk và Charles Bonesteel – được đưa nhiệm vụ xác định khu vực Mỹ chiếm giữ. Làm việc trong thời gian rất ngắn và hoàn toàn không được chuẩn bị, họ sử dụng một bản đồ của tạp chí National Geographic để quyết định vĩ tuyến thứ 38. Họ chọn nó vì nó chia quốc gia thành hai phần xấp xỉ bằng nhau và sẽ đặt thủ đô Seoul đưới sự quản lý của Mỹ. Không chuyên gia về Triều Tiên nào được hỏi ý kiến. Hai người ngày không hề biết 40 năm trước, Nhật và Nga trước cách mạng đã bàn về việc chia Triều Tiên theo đường song song tương tự.
Dean Rusk (người sau này là Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ thời kỳ Chiến tranh Việt Nam) sau đó nói rằng ông biết, "gần như chắc chắn" sẽ chọn một đường khác. Sự phân chia này đặt mười sáu triệu người Triều Tiên vào vùng của Mỹ và chín triệu người vào vùng của Liên Xô. Để làm người Mỹ bất ngờ, Liên Xô ngay lập tức chấp nhận sự phân chia này.
Thỏa thuận này được sáp nhập vào Mệnh lệnh chung thứ nhất (được phê chuẩn vào ngày 17 tháng 8 năm 1945) về việc đầu hàng của Nhật Bản.
Quân Liên Xô bắt đầu đổ bộ vào Triều Tiên vào ngày 14 tháng 8 và nhanh chóng chiếm đóng vùng đông bắc của quốc gia này, và vào ngày 16 tháng 8 họ đã tới Wonsan.
Vào ngày 24 tháng 8, Hồng Quân tới Bình Nhưỡng.
![[âIMG]](https://img.otofun.net/upload/v6/2018/04/30/1358529-44803-1945--korea--4--xcniovmycwrlgr2qk5ae.jpg) |
Tháng 8-1945 – Hồng quân Liên Xô tiến vào Bắc Triều Tiên Ảnh: George Silk |
![[âIMG]](https://img.otofun.net/upload/v6/2018/04/30/1358525-44803-1945--korea--8--g_a8qp9apq-2rhamkiaz.jpg) |
Tháng 10-1945 – binh sĩ Nhật Bản (thua trận) hành quân về Nam Triều Tiên để về nước. Ảnh: George Silk
Quân đội Mỹ vào phía nam bán đảo Triều Tiên. Binh sĩ Liên Xô và Mỹ gặp nhau vui vẻ, họ không hề nghĩ rằng, 5 năm sau họ trở thành thù địch:
|
Đường ranh giới tạm thời (vĩ tuyến 38) giữa hai khu vực do Mỹ và Liên Xô kiểm soát. Dân chúng qua lại bình thường